20/02/2012 - Xem: 2140
Khởi nguồn của .com
Trước hết, xin quay trở lại đôi nét về khái niệm tên miền. Cũng giống như các đuôi tên miền khác như .net, .info, .org… tên miền .com được định nghĩa ban đầu dành cho các công ty (.com viết tắt của company). Từ khi Internet trở nên phổ biến, các công ty công nghệ lớn và các tập đoàn đa quốc gia đều sở hữu tên miền .com gắn liền với thương hiệu của mình. Các quốc gia cũng có các đuôi tên miền riêng để phân biệt với các nhóm tên miền quốc tế.
Tuy nhiên, dần theo thời gian, các loại tên miền cũng được sử dụng vào các mục đích khác nhau, và các khái niệm phân loại tên miền cũng dần bị trộn lẫn, chỉ còn mang tính tương đối. Chẳng hạn, các website liên quan đến dịch vụ truyền hình thường có xu hướng thích chọn tên miền .tv, trong khi đây là tên miền quốc gia cấp cao nhất của… quốc đảo Tuvalu do Chính phủ Tuvalu quản lý.
Các doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi một quốc gia vì thế cũng thường quy hoạch tên miền của họ nằm trong tên miền quốc gia, chẳng hạn các công ty của Anh thường lấy đuôi .co.uk, .của Nga là com.ru. Tuy nhiên, với các công ty tại Mỹ lại có đặc thù khác. Vì là nơi mạng Internet được hình thành và phát triển, dù có tên miền quốc gia .us nhưng các doanh nghiệp vẫn thích chọn tên miền .com chứ không phải là .com.us.
Một cách giải thích có phần hợp lý, là các nhà cung cấp dịch vụ tên miền quốc tế phần lớn nằm ở Mỹ, nên việc nhà quản lý tên miền kiểm soát và thu hồi lại các tên miền .com trong trường hợp bị hacker cướp, (hijack domain) là điều không khó và có thể thực hiện nhanh chóng.
Tuy nhiên, với các quốc gia khác, nhất là các nước châu Á có múi giờ lệch với châu Âu và Mỹ, thời gian làm các thủ tục để lấy lại tên miền khi bị hack sẽ lâu hơn khá nhiều. Do đó, ngay cả với các nước có ngành công nghệ cao và Internet phát triển mạnh như Nhật Bản hay Hàn Quốc, người ta vẫn có thể nhận thấy sự ưu tiên dành cho các tên miền quốc gia như .jp hay .kr trên card visit của các doanh nhân.
Những bài học đắt giá từ tên miền quốc tế
Tuy nhiên, dần theo thời gian, các loại tên miền cũng được sử dụng vào các mục đích khác nhau, và các khái niệm phân loại tên miền cũng dần bị trộn lẫn, chỉ còn mang tính tương đối. Chẳng hạn, các website liên quan đến dịch vụ truyền hình thường có xu hướng thích chọn tên miền .tv, trong khi đây là tên miền quốc gia cấp cao nhất của… quốc đảo Tuvalu do Chính phủ Tuvalu quản lý.
Các doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi một quốc gia vì thế cũng thường quy hoạch tên miền của họ nằm trong tên miền quốc gia, chẳng hạn các công ty của Anh thường lấy đuôi .co.uk, .của Nga là com.ru. Tuy nhiên, với các công ty tại Mỹ lại có đặc thù khác. Vì là nơi mạng Internet được hình thành và phát triển, dù có tên miền quốc gia .us nhưng các doanh nghiệp vẫn thích chọn tên miền .com chứ không phải là .com.us.
Một cách giải thích có phần hợp lý, là các nhà cung cấp dịch vụ tên miền quốc tế phần lớn nằm ở Mỹ, nên việc nhà quản lý tên miền kiểm soát và thu hồi lại các tên miền .com trong trường hợp bị hacker cướp, (hijack domain) là điều không khó và có thể thực hiện nhanh chóng.
Tuy nhiên, với các quốc gia khác, nhất là các nước châu Á có múi giờ lệch với châu Âu và Mỹ, thời gian làm các thủ tục để lấy lại tên miền khi bị hack sẽ lâu hơn khá nhiều. Do đó, ngay cả với các nước có ngành công nghệ cao và Internet phát triển mạnh như Nhật Bản hay Hàn Quốc, người ta vẫn có thể nhận thấy sự ưu tiên dành cho các tên miền quốc gia như .jp hay .kr trên card visit của các doanh nhân.
Những bài học đắt giá từ tên miền quốc tế
Nói như vậy không có nghĩa rằng tên miền .com chẳng mang lại ý nghĩa gì cho một doanh nghiệp hay dự án BĐS tại Việt Nam. Thực tế là tên miền .com được sử dụng phổ biến nhất, gắn liền với một thời kỳ bùng nổ DOTCOM của mạng Internet. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng tên miền .com để vận hành website, thì các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận được khá nhiều bài học đắt giá. Xin kể ra sau đây vài ví dụ.
Bài học đầu tiên, như đã đề cập ở trên, chính là rủi ro khi bị cướp mất tên miền. Chỉ cần bị trộm được mật khẩu tài khoản email dùng để quản trị tên miền quốc tế như .com, hacker có thể tiến hành chuyển (transfer) sang lần lượt vài nhà quản lý tên miền quốc tế, khiến việc chủ tên miền liên hệ để đòi lại sẽ rất khó khăn, mất thời gian. Nếu nạn nhân không cung cấp được các giấy tờ chứng minh giao dịch mua tên miền và nộp phí duy trì thì việc mất tên miền quốc tế hoàn toàn có thể xảy ra.
Một vụ việc hồi tháng 07/2008 khiến hàng loạt website tại Việt Nam không truy cập được, khi nhà cung cấp dịch vụ tên miền PA Vietnam bị cướp mất tên miền pavietnam.com. Điều đáng nói là tên miền này lại được dùng để quản trị và phân giải địa chỉ (DNS) cho các website khách hàng tại Việt Nam, khiến hàng loạt website tiếng Việt không thể truy cập trong vài ngày.
Ngay sau sự cố, PA Vietnam đã phải chuyển sang sử dụng tên miền .vn, còn tên miền pavietnam.com đến nay vẫn đang nằm trong tay của hacker. Hiện người truy cập vào địa chỉ này sẽ được đọc các tài liệu cơ bản hướng dẫn làm hacker bằng tiếng Anh.
Bài học thứ hai, khi đường cáp quang Internet của cả châu Á bị đứt tại eo biển Đài Loan do động đất vào cuối năm 2006, dung lượng Internet của Việt Nam chỉ còn 30%, khiến việc truy cập ra quốc tế bị nghẽn hoàn toàn.
Các website tiếng Việt sử dụng tên miền quốc tế như .com do được quản trị và phân giải địa chỉ bởi các nhà cung cấp quốc tế nên không thể truy cập được, dù có thể vẫn đặt máy chủ ở Việt Nam. Các website .vn do được phân giải địa chỉ ngay trong nước, nên nếu đặt máy chủ tại Việt Nam thì vẫn có thể truy cập và hoạt động bình thường.
Tên miền .vn hơn gì .com?
Nếu nói tên miền .vn bảo mật hơn .com hay an toàn hơn thì hoàn toàn không đúng. Đơn giản vì tên miền nào cũng cần quy trình bảo mật tài khoản email quản trị như nhau. Thậm chí các website tên miền .vn còn được các hacker trên thế giới quan niệm như “bãi tập” để thử nghiệm trình độ vì thường không được bảo mật chặt chẽ.
Như đã đề cập ở trên, việc bị cướp quyền quản trị tên miền luôn là nguy cơ thường trực đối với bất kỳ website nào, và không ai có thể đảm bảo tên miền họ sử dụng không bao giờ bị kẻ xấu chiếm đoạt. Chính vì thế, sự khác biệt lớn nhất giữa tên miền .vn và .com là khả năng khắc phục sự cố, nhờ nhà quản lý tên miền can thiệp, lấy lại quyền kiểm soát cho khổ chủ.
Với tên miền .com, nếu bị hacker cướp quyền kiểm soát và chuyển đổi qua nhiều nhà quản lý, hoặc người mua tên miền sử dụng tài khoản tín dụng của người khác (hoặc mã thẻ tín dụng “chùa”) thì hầu như chắc chắn tên miền sẽ bị mất vĩnh viễn. Còn với tên miền .vn, việc lấy lại tên miền bị mất là hoàn toàn khả thi và nhanh chóng, chỉ cần chủ tên miền cung cấp được các giấy tờ xác nhận là chủ sở hữu hợp pháp.
Cần thiết, nhưng chưa phải là “linh hồn thương hiệu”
Mục đích sử dụng tên miền .com, suy cho cùng là để hội nhập với thế giới, để các khách hàng tiềm năng trên toàn cầu có thể chỉ cần nhìn vào thương hiệu và tự mò ra website bằng cách thêm đuôi .com vào đằng sau. Đó là một sự tiện lợi và hợp logic không thể bàn cãi, và là một kênh quan trọng để thu hút người đọc website cũng như khách hàng tiềm năng.
Do đó, các website doanh nghiệp có quy mô lớn tại Việt Nam khi muốn khai thác những lợi ích từ tên miền quốc tế thường lựa chọn giải pháp dùng đồng thời cả tên miền .vn và điều hướng các truy cập từ tên miền .com về địa chỉ web .vn của mình. Như vậy, mọi khách hàng tìm theo địa chỉ .com vẫn sẽ đến được website doanh nghiệp.
Một ví dụ điển hình về cách khai thác hiệu quả các đuôi tên miền khác nhau chính là trường hợp của tập đoàn công nghệ IBM tại Việt Nam. Tuy sở hữu tên miền ibm.vn nhưng khi truy cập vào địa chỉ này, người xem sẽ được điều hướng về website bản tiếng Việt ibm.com/vn/vi/ nằm trong hệ thống website của tập đoàn. Các khách hàng Việt Nam vẫn được đọc thông tin bằng tiếng Việt, nhưng IBM không phải vận hành một website riêng tại địa chỉ ibm.vn.
Quay trở lại câu chuyện các dự án BĐS bị đăng ký mất tên miền .com và được cho là đã “mất linh hồn thương hiệu”, cách đặt vấn đề này dường như bị “nâng cao quan điểm” hơi thái quá.
Thực tế, đã có rất nhiều dự án bất động sản lớn tại Việt Nam đi vào hoạt động từ lâu, chẳng hạn như Phú Mỹ Hưng, nhưng họ cũng chỉ dùng tên miền .com.vn. Kể cả với những tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam như FPT hay VNPT, họ cũng không sử dụng tên miền .com. Nếu để hội nhập thế giới, tìm kiếm khách hàng quốc tế thì các tập đoàn công nghệ này chắc chắn có nhu cầu cao hơn rất nhiều so với các dự án BĐS đang triển khai.
Với các doanh nghiệp Việt Nam, việc sử dụng tên miền .com ở góc độ nào đó có thể hiểu như nỗ lực mở rộng phạm vi giới thiệu sản phẩm/dịch vụ ra thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp còn chưa có website, thì việc nói họ đã mất “linh hồn thương hiệu” vì có người đăng ký mất tên miền .com nghe có vẻ khập khiễng. Cách đặt vấn đề như vậy chỉ càng giúp “thổi giá” cho các tên miền .com đang bị đầu cơ.
(itgate)
Các tin khác cùng chuyên mục
- Ant Group của Jack Ma hé lộ bước đi đầu tiên trong khủng hoảng
- Ô tô giao hàng tự lái sẽ bắt đầu hoạt động tại California vào năm 2021
- Clip cô giáo phạt học sinh tự ném vỡ smartphone gây tranh cãi
- Tiền điện tử lớn thứ ba thế giới Ripple sẽ bị tạm ngừng giao dịch
- Joe Biden kêu gọi hiện đại hóa hệ thống phòng thủ Mỹ sau vụ tấn công SolarWinds
- Viettel khai trương nền tảng Hồ sơ sức khỏe cá nhân và Mạng kết nối y tế Việt Nam
- Các hãng di động nên ngừng cãi nhau về việc bỏ cục sạc
- Công nghệ AI của Alibaba và Tân Hoa Xã: Đối thủ của người làm báo
- Một năm đáng thất vọng của YouTube trên toàn cầu
- EVN lần đầu diễn tập an toàn thông tin mạng quy mô toàn tập đoàn