Sau 4 năm đầu tiên chính thức đi vào hoạt động và giữ một vai trò quan trọng, Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) lại tiếp tục bước sang “một trang mới” với hy vọng góp phần nhiều hơn nữa cho sự phát triển mạnh mẽ lĩnh vực này ở Việt Nam và tiến tới hội nhập quốc tế. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh, dù đi sau nhưng thương mại điện tử Việt Nam đã phát triển nhanh chóng. Điều này đã được minh chứng thông qua số lượng các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này ngày càng tăng lên, hành lang pháp lý hỗ trợ hoạt động cho lĩnh vực này cũng đã tương đối hoàn thiện,…Hơn nữa, sự ra đời của Hiệp hội Thương mại điện tử (Vecom) trong 4 năm qua đã đóng góp rất lớn cho tiếng nói cho các thành viên của Hiệp hội, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Ông hy vọng, trong 5 năm tới Vecom sẽ hiện diện nhiều hơn nữa, giữ vai trò quan trọng thúc đẩy thương mại điện tử ở Việt Nam và góp phần nhanh chóng vào hội nhập quốc tế. Ra đời vào tháng 7/2007, Vecom đã xác định bước đi đầu tiên trong 4 năm đầu hoạt động với mục tiêu chủ yếu là thu hút đông đảo các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực TMĐT gia nhập Hiệp hội. Đồng thời, Hiệp hội chủ động triển khai nhiều hoạt động chuyên môn như tư vấn, phản biện các chính sách, pháp luật về thương mại điện tử, tạo các diễn đàn, sân chơi chung cho giới TMĐT cùng nhau hợp tác chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, mở rộng quan hệ với các hiệp hội ngành hàng trong nước, quốc tế về TMĐT. Sau 4 năm hoạt động, tính tới tháng 5/2011, Hiệp hội đã có 108 hội viên gồm các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực TMĐT như Công ty VDC, Smartlink, HiTV,… Trong giai đoạn tới (2011-2015), Vecom sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng của trang thông tin của Hiệp hội (www.vecom.vn) cả về nội dung và hình thức, để quảng bá tốt hơn hoạt động của các hội viên cũng như của chính Hiệp hội, tạo ra nhiều sân chơi, hội thảo, diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, tiếp tục tư vấn phản biện các chính thức, pháp luật liên quan tới TMĐT, làm cầu nối giữa các hội viên để tham gia với các cơ quan xây dựng chính sách và pháp luật nhằm làm cho hệ thống chính sách và pháp luật hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển TMĐT của Việt Nam, xây dựng giải thưởng quốc gia về TMĐT, đẩy mạnh hợp tác quốc tế,… Bên cạnh đó, để nâng cao niềm tin của người tiêu dùng trong việc mua bán trực tuyến, Vecom sẽ chủ động phối hợp Bộ Công thương tiến tới mục tiêu đến năm 2015, có ít nhất 15% website thương mại điện tử được cấp chứng nhận website thương mại điện tử uy tín, phổ biến lợi ích của hoạt động này đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng. |
Các tin khác cùng chuyên mục
- Auto like, Auto follow, Auto click, Auto kiếm tiền online
- Internet như cô gái đẹp, nhưng chỉ được nhìn...
- Xây dựng thương hiệu thành công vẫn cần "offline"
- Thiếu nhân lực TMĐT, doanh nghiệp khó ra "biển lớn"
- 5 lời khuyên cho việc tạo và duy trì khách hàng trung thành
- Bán hàng trên mạng sai lầm với cách làm truyền thống
- Instagram dạy cho các nhà khởi nghiệp trẻ điều gì?
- 3 bài học marketing từ vụ thâu tóm Instagram của Facebook
- Đối phó với cạnh tranh và giảm thiểu yếu tố con người trong kinh doanh
- Bộ phận CNTT sẽ giữ vai trò trung gian