Việc nhập thông tin là một phương pháp tương tác cốt lõi, và trong nhiều trường hợp nó đại diện cho việc chuyển đổi giữa thành công hay thất bại của một trang web và ngược lại.
Với một lượng thời gian và nỗ lực mà chúng ta dùng để thiết kế form đăng nhập hay form liên hệ giúp người dùng dễ sử dụng, điều đáng ngạc nhiên là chúng ta có xu hướng không dành nhiều thời gian vào việc thiết kế này.
Có một số kỹ thuật và yếu tố được sử dụng trong các loại hình thức thiết kế web form đã giúp chúng thành công trong việc tương tác với người dùng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số ví dụ thú vị và những hướng dẫn hữu ích cho cho việc thiết kế form web liên hệ.
Chúng ta có thể phân loại các dạng form dựa vào những tiêu chí sau:
1. Các dạng form thiết kế thân thiện
2. Nội dung form được chia nhỏ
3. Form có dấu báo xác nhận thông tin được chỉ rõ
4. From có tính tương tác
5. Dòng lệnh kết thúc nội dung form
6. Form được đặt tên nhãn rõ ràng
7. Form bao gồm mục có nhiều chọn lựa và mục điền thông tin
1. Các dạng form thiết kế thân thiện
Một phần của việc thiết kế web là mang tính liên hệ từng cá nhân và dựa trên sự tin cậy. Thiết kế một form có mang tính thân thiện và cá nhân sẽ giúp cho người dùng nhập thông tin thoải mái và thú vị hơn.
1.1 JARAD JOHNSON
Jarad Johnson‘s có form liên hệ như một tấm bưu thiếp. Kiểu thiết kế này làm cho nó nổi bật hơn hẳn so với những kiểu thiết kế thông thường.
Trên form liên hệ có một dấu bưu chính, thông báo dịch vụ bưu chính này đã được trả tiền (25C), gởi đến Jarad Johnson. Vì vậy bạn cứ việc điền nội dung, địa chỉ email và gởi.
1.2 RED TIKI
Read Tiki gắn liền với thương hiệu công ty. Từ motif khung đến nhân vật bằng gỗ, tạo cảm giác thân thiện và dễ tiếp cận.
Cụm thông tin như ”điền vào form đáng yêu này”, “chúng tôi luôn luôn muốn mượn thêm một cái tai” là một cách tuyệt vời nhất giúp công ty có thể hiểu rõ khách hàng hơn.
1.3 APPLICOM
Applicom’s form là một dạng form gọn gàng và chuyên nghiệp. Dạng from này như một lá thư – gồm tem thư, lại phong bì giấy, có đường viền xung quanh, địa chỉ viết tay. Bên dưới phần email có đoạn viết “ Hãy: điền địa chỉ email thực. Đừng: nghĩ tiêu cực, thư rác” có vẻ như không quan trọng nhưng nó thực sự quan trọng đối với người dùng.
Dạng form này giúp người dùng có cảm giác họ đang trò chuyện với những người mà họ không sợ phải nói ra những suy nghĩ của mình.
Dạng form viết thủ công luôn mang đến cảm giác được quan tâm và có tính chuyên nghiệp cao – điều mà nhiều người yêu thích.
1.4 SOPHIE HARDACH
Sophie Hardach‘s form là dạng post card khác. Ở phần điền nội dụng, mục “nhập thông tin ở đây” khá rõ ràng, nhưng ở phần “Submit” thì hơi khó tìm.
Để gởi tin nhắn, bạn gõ nội dụng, tên, email. Sau đó bạn bạn phải kéo thả con tem vào vị trí dán tem. Có như vậy thư của bạn mới được gởi đi. Đây là một dạng tương tác rất thú vị.
1.5 TWO PAPERDOLLS
Two Paperdolls: form này có vẻ hơi rối. Tuy nhiên, loại form này phù hợp với tổng thể thiết kế “chúng tôi đang cần tìm nhà thiết kế có kỹ năng typography”. Nếu bạn thử nhập sai email hoặc địa chỉ web, dấu báo lỗi sẽ hiển thị bên góc phải ở vùng đăng nhập.
1.6 WOPATA
Mẫu form của Wopata có một thanh trượt thời gian, cho phép người dùng có thể kéo rê nút trượt tới điểm mong muốn. Đây là một dạng thiết kế form web khá vui mắt và thú vị.
1.7 FI
Loại ngôn ngữ được dùng trong Fi khá thân thiện. Tính chất mời mọc được tăng cường bởi những câu hỏi ngắn, mật thiết. Ngôn từ dùng cho các nhãn thông tin khá thân mật mà không tạo cảm giác quan trọng hóa.
1.8 EGOPOP
Egopop là một form rất đơn giản, nhưng có lẽ là quá đơn giản. Tuy nhiên đây là một form khá thú vị. Một nhân vật kỳ lạ bên phải sẽ chơi cùng các nhân vật khác và điều này tạo cho form liên hệ bớt nhàm chán hơn là chúng ta tưởng.
1.9 IDYLLIC CREATIVE
Có một số form thiết kề nhìn rất nhàm chán trong khi có một số form thì khá đẹp. Form liên hệ của Idyllic Creative tuy thiết kế đơn giản nhưng vẫn đẹp.
Đây là một website của một công ty thiết kế website và thương hiệu, trong đó nhân vật được vẽ bên dưới form liên hệ giúp chúng ta hình dung được tính cách (thân thiện), ví trí địa lý công ty (Sydney).
1.10 TINKERING MONKEY
Nhân vật trong form liên hệ Tinkering Monkey là một ví dụ thú vị khác mà trong đó form được thiết kế giúp giảm bớt tính nhàm chán. Phần câu hỏi FAQ được nằm ở bên phải.
Đây là một ý tưởng tuyệt vời giúp khách hàng tìm thấy câu trả lời cho từng câu hỏi khi họ cảm thấy bị lạc hoặc không tìm ra giải pháp.
1.11 DITIO
Ditio quyết định kết hợp form đăng nhập với form liên hệ và dạng form này được dấu ở sidebar bên phải. Khi nhấp vào nút “Inschrijven” bên trên, người dùng có thể đăng nhập tài khoản và upload CV. Lưu ý, ở dạng form này, không có phần gõ nội dung.
1.12 TREEHOUSE EDITING
Dạng form liên hệ ở Treehouse Editing là một ví dụ về một thiết kế gọn, sạch. Khi chúng ta click chọn những trang khác thì background sẽ thay đổi theo mùa. Do đó, nó khuyến khích người dùng điền và gởi thông tin.
1.13 AMAZEE LABS
Form này chỉ có một câu chữ “ Hi there, let’s get in touch” và nút “send it!”. Nó không có vẻ cầu kỳ, ngôn ngữ đơn giản, việc lựa chọn màu sắc cẩn thận, dạng vật liệu nền texture tạo cho trang Amazee labs một cảm giác thân thiện, dễ gần gũi.
1.14 WING CHENG
Motif của trang Wing cheng là một dạng sách phác thảo mở, mà hầu hết phần thiết kế điều được phát thảo và thu nhỏ trong từng trang sách.
Form liên hệ gồm một mindmap nhỏ bên trên, tên, email, web và nội dung cần gởi ngay bên dưới. Form vẽ tay mang lại cảm giác thân thiện. Form này đơn giản và phù hợp với motif.
2. Nội dung form được chia nhỏ
Không ai thích một danh sách dài bất tận, đặc biệt là các form điền thông tin. Chỉ một đoạn văn bản dài sẽ gây khó khăn cho người sử dụng huống gì là một form dài điền nội dung.
Để khuyến khích người dùng hoàn thành form, nhà thiết kế nên tạo cảm giác cho người dùng biết họ đang hoàn tất các bước trong một khối văn bản, hoặc đã hoàn tất từng khối văn bản ngắn.
Đối với các form trong web, hãy luôn nhớ rằng chúng ta nên sắp xếp nội dung thật đơn giản bằng cách chia nhỏ từng phần hoặc bằng cách sắp xếp nội dụng vào từng nhóm, cột.
2.1 COLLISONLABS
Khi mới nhìn vào loại form liên hệ của Collison Lab, chúng ta cảm thấy có vẻ phức tạp, nhưng thực ra nó rất đơn giản.
Ở phần trái của trang liên hệ chứa những thông tin cần thiết như địa chỉ công ty, điện thoại, email, bản đồ. Ở phần phải trang, từng phần nhập thông tin được thể hiện rõ ràng và được hightlight khi người dùng điền thông tin. Form này sạch và dễ nhìn.
2.2 VISUAL REPUBLIC
Visual Republic có kiểu thiết kế ở phần nhập dữ liệu tương tự như Collison Labs. Phần nhập giữ liệu được thiết kế bằng một mảng màu nền có dấu mũi tên chỉ định phần nhập thông tin, giúp người dùng điền thông tin (tên, email, nội dung tin nhắn) dễ dàng hơn.
2.3 BARLEY’S GREENVILLE
Trong trang Barley’s Greenville‘, Loại form liên hệ này là hình thức gởi tên, địa chỉ email và xếp hạng từng loại bia theo rating (từ 1 đến 4). Đây là một dạng form trực quan, dễ sử dụng.
2.4 BLUE SKY RESUMES
Blue Sky Resumes là một dạng form dài nhưng dễ quản lý. Các tiêu đề và nội dung đăng nhập được chia thành những phần dễ phân biệt. Nhà thiết kế đã rất cẩn thận trong trong việc tạo ra sự khác biệt giữa những mục khác nhau giúp form trông rất dễ quản lý.
3. Form có báo xác nhận thông tin được chỉ rõ
Người dùng không dùng nhiều thời gian để đọc hết những thông tin mà bạn đưa ra. Nhiều nhà thiết kế tin rằng hình thức xác nhận sẽ giảm đi từ kinh nghiệm người dùng, nhưng ảnh hưởng của nó sẽ giảm khi thực hiện kém hiệu quả.
Khi mẫu đơn rõ ràng và đơn giản, nó chỉ đơn thuần cung cấp những cảnh báo và hướng dẫn cho người sử dụng. Hãy chắc chắn rằng bạn đánh dấu rõ những lỗi sai và nói cho người dùng biết chính xác những lỗi đó.
Cách nhanh nhất giết chết kinh nghiệm của người dùng là đưa ra những thông báo chung chung mà chúng không giúp ích gì. Người dùng sẽ cảm thấy vui và nhanh chóng sửa ngay khi những lỗi đó được chỉ ra rõ ràng.
3.1 MOODY INTERNATIONAL
Moody International cung cấp một ví dụ tuyệt vời về dạng form liên hệ kết hợp với nhiều loại thông tin khác nhau trong cùng một trang. Ở bên trái trang, bạn sẽ tìm thấy địa chỉ cùng vời bản đồ, số điện thoại cũng như địa chỉ email của công ty.
Phía bên phải trang là dành cho các yêu cầu chi tiết. Nhãn form sẽ biến mất nếu người dùng nhập thông tin vào các ô nhập dữ liệu. Thật không may là nếu bạn nhập sai địa chỉ email, những dấu báo lỗi không xuất hiện để thông báo người dùng nhập lại giữ liệu.
Ngoài ra, bản đồ ở bên trái không được tích hợp công cụ thu phóng và công cụ tìm kiếm được cung cấp bởi Google Map.
3.2 EL PASSION
El Passion là ví dụ khác, nó bao gồm nhiều loại thông tin liện hệ trong một form nhỏ gọn, súc tích. Khi bạn nhập sai hoặc quên nhập thông tin, dấu báo lỗi sẽ xuất hiện giúp bạn nhập lại giữ liệu. Tuy nhiên, bản đồ không tích hợp công cụ thu phóng cũng như công cụ tìm kiếm của Google Map.
3.3 ORLANDO ADVERTISING
Orlando Advertising‘s có form đẹp mắt kếp hợp màu sắc thương hiệu, là một dạng form sạch, bắt mắt. Đường viền màu đỏ ở phần nhập dữ liệu có thể bị hiểu nhầm và được dùng làm nổi rõ những lỗi trong form, nhưng thay vào đó lỗi xác nhận sẽ được hiển thị khi được nhấp nút “Submit”.
3.4 REINVIGORATE
Thường có hai yếu tố cần thiết để tạo ra một hình thức xác nhận hiệu quả: 1. xác nhận lỗi, 2. đánh dấu chỉ rõ cách sửa thế nào và sửa ở đâu.
Reinvigorate dùng các icon cảnh báo và những đường viền màu đỏ để chỉ ra lỗi sai, đồng thời thông tin được ghi chú bên phải thông báo cho người dùng đã nhập sai. Việc làm rõ lỗi sai và không để người dùng hiểu nhầm giúp luôn tạo cho người dùng một trải nghiệm tốt.
3.5 GITHUB
Mẫu đơn đăng ký của GitHub khá đơn giản như thiết kế tổng thể trang web, vẻ đẹp của nó không nằm ở yếu tố thẩm mỹ mà nằm ở yếu tố chức năng,
Khi bạn nhập thông tin chi tiết của thẻ tính dụng, GitHub tự động nhận ra nhà cung cấp thẻ và làm nổi bật trực quan trong biểu mẫu, do đó thông tin phản hồi được cung cấp ngay lập tức cho người dùng.
Đây là một ví dụ hay về thiết kế dạng invisible.
3.6 BLUE SKY RESUMES (XEM LẠI TRANG bLUE SKY)
Tôi muốn chỉ ra một phần khác khá thú vị ở mẫu đơn Blue Sky. Các phần cảnh báo lỗi được thể hiện cụ thể, rõ ràng. Ngay khi người dùng quên đăng nhập tên, phần báo lỗi sẽ xuất hiện tức thời giúp người dùng sửa lỗi nhanh.
Để củng cố thông điệp báo lỗi này, dòng báo lỗi xuất hiện: “please enter your name” và phần nhập thông tin sai sẽ được highlight.
4. Form có tính tương tác
Đăng nhập mẫu đơn là một phần tương tác của web hoặc các trình ứng dụng. Rất nhiều mẫu đơn có một số hiệu ứng nhẹ 3D, trong khi các mẫu đơn khác chỉ gồm các trường nhập dự liệu đơn giản.
Một yếu tố quan trọng của tính tương tác là mong đợi và thu nhận sự phản hồi. Hãy chắc chắn rằng mẫu đơn của bạn phản hồi được những dữ liệu đăng nhập bằng cách chỉ rõ những trạng thái đang muốn focus và thay đổi trạng thái chuột ngay khi đăng nhập dữ liệu.
4.1 GROOVESHARK VIP
Trang Grooveshark có kiểu thiết kế tập trung và làm rõ các yếu tố đang tương tác. Bên cạnh đó, phần báo lỗi được hiển thị ngay khi bạn kết thúc nhập thông tin ở mỗi ô.
Kiểu thiết kế này giúp người dùng tập trung điền mẫu đơn, sau đó sẽ chuyển qua những phần đăng nhập khác. Điều làm cho loại form này trở này khá thú vị là người dùng sẽ thấy được sự tương tác của form ngay khi họ click vào những trường đăng nhập khác.
4.2 UNLOCKING
Form check out của Unlocking là một ví dụ của một thiết kế đơn giản. Các trường đăng nhập trông rất gọn, khi rê chuột vào vùng đăng nhập, trạng thái ở vùng đăng nhập thay đổi màu giúp người dùng tập trung điền thông tin. Bên cạnh một số trường đăng nhập còn có những lời chú thích.
5. Dòng lệnh kết thúc nội dung form
Một form hiệu quả là một form giúp người dùng thấy được dòng lệnh kết thúc. Nó có thể là nút nhấn “Submit”, một nút xác nhận hoặc là nút “sign-up”.
Hãy chắc chắn rằng dòng lệnh ở cuối mẫu đơn được in đậm và thiết kế rõ ràng. Dòng lệnh này có thể là “send email” “Finish signing up” giúp người dùng biết được chính xác nút này sẽ làm nhiệm vụ gì.
5.1 SQUARESPACE
Form ở trang Squarespace thiết kế khá hiệu quả bởi việc tạo ra sự tương phản màu nền và màu ở trường nhập giữ liệu. Nút xanh đặt bên dưới giúp người dùng tập trung vào việc hoàn thành form đăng ký và kết thúc bằng lệnh “create your website”.
Các trường đăng nhập được thiết kế có nhiều khoảng trống lớn giúp người dùng dễ đăng nhập.
5.2 BLITZ
BLITZ có một giải pháp mới trong mẫu đơn liên hệ. Phần bên trái mẫu đơn có ba loại mẫu đơn liên hệ khác nhau: tìm hiểu về doanh nghiệp (Inquire about business), nói”hi” (just say Hi), nộp hồ sơ (CV submission).
Ba mẫu đơn này được thiết kế tương tự nhau nhưng nó chỉ khác một số nội dung. Ở đây nhà thiết kế dùng viền đỏ cho các trường đăng nhập sẽ gây nhầm lẫn cho người dùng vì họ sẽ hiểu nhầm đây với các mục thông báo lỗi.
5.3 CUSTOM BAGS HQ
Custom Bags HQ cố gắng kết hợp nhiều loại nội dung trong cùng một bối cảnh. Bên trái bao gồm mục “Contact” và “About us”. Mục “About us” không thực sự giảm đi hay năng cao kinh nghiệm người dùng.
Link “About us” này đặt ở đây có vẻ không ổn, ít nhất là ở lần nhìn đầu tiên. Một ý tưởng thú vị: mẫu đơn chứa một hộp checkbook bên dưới hỏi người dùng liệu họ có muốn nhận bản tin thông qua email không. Điều này giúp công ty gởi thông báo đến khách hàng thường xuyên hơn.
6. Form được đặt tên nhãn rõ ràng
Bất cứ sự tương tác nào mà chúng ta khuyến khích làm là ko được đe dọa đến người khác. Đôi khi chúng ta yêu cầu người sử dụng cung cấp thông tin, tuy nhiên họ không chịu cung cấp thông tin.
Bước đầu tiên để tránh thất vọng và nhầm lẫn là chúng ta phải dùng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, không hoa hòe.
6.1 FOUNDATION SIX
Foundation Six được đặt tên nhãn khá hiệu quả bởi vì sự sắp xếp quy trình hợp lý và đơn giản hóa những cam kết với người dùng. Nút “Submit” bên dưới khá đơn giản và rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho người dùng.
Một điểm mạnh của mẫu đơn này là có sự cân bằng giữa các mục có nhiều lựa chọn và các ô điền thông tin.
6.2 BÄRNT&ÄRNST
Bärnt&Ärnst là những nhà thiết kế theo phong cách tối giản, mẫu đơn của trang web này chỉ cung cấp địa chỉ, điện thoại, email và phần viết nội dung của người dùng. Thường thì bạn không cần đòi hỏi nhiều thông tin từ người dùng ở các email ban đầu.
6.3 STUCK AXIOM
Các nhãn trong mẫu đơn Stuck Axiom ngắn gọn và súc tích. Phần câu chú thích “Let us know how you found us, how we can help, and the best way to find you” rõ ràng giúp người dùng dễ dàng hiểu và điền nội dung nhanh chóng.
Mẫu đơn dùng viền màu xám ở các trường đăng nhập, nút “submit” dùng màu đỏ (màu của logo công ty) giúp người dùng dễ dàng nhấp chuột ngay sau khi hoàn thành xong nội dung mẫu đơn.
6.4 SOLID GIANT
Với cách ghi nhãn rõ ràng, không quá nhiều tùy chọn hộp checkbox, Solid Giant có thể có được một lượng lớn khách hàng tiềm năng với những yêu cầu cụ thể như: thời gian dự định hoàn thành xong dự án, dịch vụ cung cấp, số tiền đầu tư cho dự án.
Nút “Submit” thiết kế đơn giản rõ ràng, đánh dấu kết thúc một đường dẫn trực quan thông qua mẫu đơn. Tất cả các thông tin được mô tả cẩn thận, không gây hiểu nhầm cho người dùng.
6.5 JOEY RABBITT
Mẫu đơn của Joye Rabitt có phần gõ nội dụng chỉ nằm trong khoảng 500 ký tự. Tuy nhiên nếu người dùng muốn gởi mail trực tiếp cho Joey, ở phía bên phải trang có địa chỉ email. Joey cũng cũng cấp những network mà anh ta đang tham gia cũng như địa chỉ làm việc.
7. Form bao gồm mục có nhiều chọn lựa và mục điền thông tin
Lựa chọn một câu trả lời từ nhiều chọn lựa dễ dàng hơn là mục điền thông tin. Mục điền thông tin đôi khi lại xuất hiện nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, đặc biệt là nếu việc ghi nhãn không rõ ràng và có quá nhiều ô để trống. Người dùng sẽ bị nhầm lẫn bởi các định dạng, loại thông tin yêu cầu và độ chính xác câu trả lời.
Nói chung, mục chọn một trong nhiều chọn lựa thì tốt hơn là mục điền thông tin, đặc biệt là với thông tin làm cho người dùng bối rối như: phạm vi, ngân sách, loại dự án,vvv….
Đây chính là lý do tại sao những mẫu đơn đặt hàng thường không yêu cầu bạn phải điền tất cả các mảnh thông tin.
7.1 PIEONEERS
Pieoneers đặt những trường nhập thông tin chung chung ở cột bên trái trang. Bên phải trang bao gồm những câu hỏi phức tạp hơn được thiết kế theo dạng drop-down như bên dưới, cho phép bạn chọn lựa một trong những option, vì thế không làm cho người dùng lung túng hay do dự vì ít nhất họ sẽ chọn được một câu trả lời phù hợp.
7.2 INFORMATION HIGHWAYMAN
Thông tin Highwayman khéo léo kết hợp mục có nhiều chọn lựa và những mục điền thông tin. Các trường đăng nhập thông tin khá đơn giản bao gồm: tên, địa chỉ email, nhận xét. Những câu hỏi liên quan đến dịch vụ tìm kiếm và ngân sách khá phức tạp. Vì vậy, việc đưa ra những chọn lựa làm đơn giản hóa vấn đề và giải thích cho những gì mà bạn đang muốn hỏi.
7.3 FACIO DESIGN
Loại mẫu đơn của Facio Design‘s có lẽ là loại form khó nhất trong bài viết này, và đúng là như vậy. Việc lựa chọn typeface và kích thước font không hiệu quả vì nó rất khó đọc, đặc biệt là trong Window.
Nhà thiết kế này cố gắng bắt chước tạo ra dạng thư viết tay, nhưng ở đây không mang lại kết quả. Có lẽ nếu thiết kế theo một kiểu form đơn giản thì sẽ tốt hơn so với loại form này.
Cần lưu ý rằng tuy theo những trường hợp cụ thể, tính thẩm mỹ không hỗ trợ cho chức năng của mẫu đơn.
Kết luận:
Bài viết này bao gồm một vài ví dụ đơn giản giúp bạn thiết kế một dạng web form đẹp. Cần nhớ rằng nên dùng thêm nhiều thời gian cho việc thiết kế những trang web tiếp theo của bạn.
Bài viết này có nhiều phương pháp không khó thực hiện và nó có thể dẫn tới việc chuyển đổi cao hơn, nhưng chúng ta thường bỏ quên. Chúng ta thường dùng nhiều thời gian để mở một cánh cửa mà chúng ta quên làm cho cánh cửa được chào đón và hữu ích như chính đường dẫn của nó.
Bài dịch của bạn Anh Tra Nguyen Kim - Industrial Design Engineering - Korea University of Technology and Education. Nguồn SmashingMagazine.
Các tin khác cùng chuyên mục
- Top những hình nền điện thoại đẹp và độc cho hè 2016
- Những bộ nhận diện thương hiệu đỉnh cao
- Những mẫu logo làm lên các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới
- Những hướng dẫn cơ bản khi bắt đầu với InDesign
- Hướng dẫn vẽ biểu tượng sống động với Illustrator
- Hướng dẫn tạo poster nhân vật ấn tượng
- Hiệu ứng chữ kim loại bị ăn mòn
- Hướng dẫn làm phim hoạt hình bằng after effect
- Tạo chữ typographic “Cool” trong Photoshop
- Quá trình thiết kế logo Sponsr