Khó có thể dịch từ “social media” sang tiếng Việt một cách sát nghĩa và rõ ràng nhất, thế nên sự lựa chọn là giữ nguyên thuật ngữ tiếng Anh khi lại dễ hiểu hơn cả.
Cũng theo với xu hướng chung của thế giới, social media đang ngày càng tiêu tốn nhiều giấy báo + thời gian gõ phím + tài nguyên internet ở Việt Nam. Liên tục có những bài viết, những thảo luận trên các báo, diễn đàn
xoay quanh chủ đề này.
Bên cạnh đó là sự ra đời của một loạt các dịch vụ mang tính social hoặc chứa đựng các đặc điểm (ý là features) của social media. Phần lớn các dịch vụ này là học theo những sản phẩm đã thành danh trên làng internet. Nội dung chủ yếu xoay quanh
- Người dùng đăng nội dung.
- Chia sẻ.
- Kết nối với nhau.
- Gợi ý các thông tin.
Và không thể thiếu các bàn luận về các thuật ngữ (chả biết có đúng là thuật ngữ không nữa) bay bướm như social graph, core values, platform, branding…
Nữa là, trong các vấn đề thảo luận thì số lượng người làm sản phẩm tham gia chiếm tỷ lệ áp đảo so với số lượng người dùng sản phẩm. Chất lượng thì miễn bàn nha.
Cùng với nó là sự “ra đi” trong mong đợi của dịch vụ blog Yahoo! 360, kéo theo sự tò mò cũng như nhu cầu chuyển dịch nơi … “tâm sự” của bộ phận lớn người dùng. Một vài trong số đó sẽ thay đổi thói quen blog, có thể họ sẽ thấy các dịch vụ cung cấp của social network thú vị và cuốn hút hơn và dành thời gian (thậm chí là nhiều hơn blog) cho nó. Một vài người khác sẽ phải coi trọng hơn nội dung bài blog của mình, sự phân hóa sẽ hiện hữu dần dần.
Quiz và những game nho nhỏ vui vui trên facebook chiếm một lượng lớn truy cập trong số các bạn ở Việt Nam. Cùng với việc cập nhật những câu status ngắn gọn cộng bình luận là đủ để tạo nên một luồng thảo luận chiếm không ít visits. Lác đác đâu đó có các hội nhóm, cả tạo cho vui lẫn thường xuyên gửi tin nhắn để giữ liên lạc + thông báo. Cũng có các bác chuyên nghiệp sử dụng facebook cho mục đích phát triển cá nhân.
“Content is king” (trích của một ai đó – không nhớ), nội dung bạn chia sẻ đôi khi tạo nên những giá trị rất lớn. Thế nhưng, với đặc điểm là truyền bá + lan tỏa, nội dung đó đôi khi chỉ để giải trí hoặc tham khảo, hãy tìm sự chuyên biệt ở nơi khác. Tuy nhiên, không gì là tuyệt đối.
Các dịch vụ của chúng ta rồi sẽ đi về đâu? Không ai biết. Ít nhất là từ những dịch vụ online đã có được những giá trị offline hữu hình, như những buổi hội thảo chẳng hạn.
Ở chừng mực nào đó, có lẽ cái được nhất của những dịch vụ “social media” ở Việt Nam chính là giá trị nhận thức mà những người tham gia đạt được. Thế nên, chúng ta chờ đợi giai đoạn tiếp theo, khi mà các dịch vụ “social” thực sự mang lại lợi nhuận cho người/tổ chức sở hữu và vận hành nó.
(i-php.net)