Nơm nớp lo thiết bị kích sóng nhân rộng “vùng phủ sóng”
Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết, khi tiến hành kiểm tra nguồn nhiễu đã phát hiện 20 thiết bị kích sóng (repeater) gây nhiễu tới 4 mạng di động. Đây là mối nguy hại cho các mạng di động nếu người dân sử dụng nhiều thiết bị này.
Tràn lan thiết bị kích sóng
Chỉ cần một thao tác nhỏ tìm kiếm trên Google với từ khóa "bán thiết bị kích sóng điện thoại", mất có 0,18 giây đã cho ra 319.000 kết quả. Tương tự như vậy tìm kiếm trên Google với từ khóa "bán thiết bị repeater" cũng cho ra 137.000 kết quả trong 0,29 giây. Tại hầu hết các trang thương mại điện tử như rongbay.com, muaban.com.vn, vatgia.com… đều thấy quảng cáo bán những thiết bị kích sóng rất nhỏ gọn. Điều này chứng tỏ mức độ buôn bán và sử dụng thiết bị này đang lan rất nhanh.
Ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ TT&TT) cho biết, Hà Nội đang là điểm "nóng" trong việc sử dụng thiết bị kích sóng. Khi người dân sử dụng thiết bị kích sóng không được hợp chuẩn hợp quy sẽ gây can nhiễu cho các mạng di động khác khiến thuê bao của các mạng đó không sử dụng được dịch vụ. Hiện nay chỉ có các mạng di động mới được phép sử dụng những thiết bị kích sóng vì Bộ TT&TT cấp băng tần cho các mạng di động. Đặc biệt, những thiết bị này phải qua thủ tục hợp chuẩn hợp quy.
"Đây là vấn đề nổi lên tại Hà Nội hiện nay và nếu không xử lí tốt thì việc sử dụng thiết bị kích sóng di động sẽ có nguy cơ lan rộng. Như vậy, sau nguồn nhiễu do thiết bị điện thoại cố định kéo dài sẽ là thiết bị kích sóng di động gây can nhiễu cho các mạng di động. Tuy nhiên, việc xử lý rất khó khăn vì người dân đổ lỗi do sóng của nhà mạng kém nên họ buộc phải sử dụng thiết bị", ông Đoàn Quang Hoan nói.
Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết, qua kiểm tra và xử lí can nhiễu tại khu vực Hà Nội có tới 20 bộ thiết bị kích sóng gây can nhiễu cho cả 4 mạng di động và 1 thiết bị kích sóng gây can nhiễu cho 3 mạng di động. Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn nạn trên.
Cục Tần số Vô tuyến điện đã gửi văn bản sang Tổng cục Hải Quan, Quản lí thị trường để phối hợp xử lí các thiết bị kích sóng nhập khẩu đồng thời phối hợp kiểm tra xử lý những thiết bị kích sóng lậu trên thị trường. Cục cũng có văn bản yêu cầu các mạng di động phối hợp phát hiện các thiết bị gây nhiễu, đồng thời tuyên truyền đến khách hàng của mình về việc sử dụng các thiết bị đó.
Nhà mạng khuyến cáo khách hàng không tự ý dùng thiết bị kích sóng
MobiFone cho biết đã tiến hành rà soát, kiểm tra các thiết bị phát lặp vô tuyến hiện có trên mạng lưới. Chỉ có các thiết bị của MobiFone đã được cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy mới được sử dụng. Trường hợp các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng những thiết bị nêu trên là vi phạm quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện, hành vi này có thể bị xử phạt tới 30 triệu đồng theo Điều 15, Điều 18 Nghị định 51/2011/NĐ-CP ngày 27/06/2011 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vô tuyến điện.
Phía VinaPhone cũng cho hay, để khắc phục tình trạng sóng di động yếu tại một số khu vực, rất nhiều thuê bao di động đã tự ý lắp các sản phẩm thiết bị kích sóng điện thoại di động không có chứng nhận hợp quy, gây can nhiễu cho các mạng thông tin di động. Nhằm ngăn ngừa nguy cơ gây can nhiễu tần số, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ mạng di động, VinaPhone khuyến nghị khách hàng không tự ý sử dụng các thiết bị phát lặp vô tuyến điện trong hệ thống thông tin di động, đây là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện.
Khi gặp trường hợp vùng phủ sóng kém, VinaPhone đề nghị khách hàng liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của VinaPhone để yêu cầu khắc phục, giải quyết. Sau đó, VinaPhone sẽ có biện pháp củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất.
Theo ICTNews
Các tin khác cùng chuyên mục
- Ứng dụng Xổ số Miền Bắc trên thiết bị di động Android
- Bảo dưỡng xong cáp biển AAG, Internet ở Việt Nam trở lại bình thường
- Thủ thuật hữu ích giữ bí mật thông tin cá nhân của bạn trên mạng
- Tháng 10: NASA thử nghiệm việc truyền dữ liệu từ vũ trụ bằng tia laser
- 5 xu hướng tác động chất lượng và năng lực mạng viễn thông năm 2013
- Nguy cơ phá giá, chuyển lậu lưu lượng điện thoại quốc tế chiều về
- VTV dần thâu tóm hết thị trường truyền hình trả tiền
- Trung Quốc bắt đầu tiến hành thử nghiệm mạng TD-LTE
- Tốc độ của Internet Việt Nam đang giảm?
- Trải nghiệm Internet 3G ở Triều Tiên
Liên kết
Tin được quan tâm nhất
- Ant Group của Jack Ma hé lộ bước đi đầu tiên...
- Ô tô giao hàng tự lái sẽ bắt đầu hoạt...
- Clip cô giáo phạt học sinh tự ném vỡ...
- Tiền điện tử lớn thứ ba thế giới Ripple...
- Joe Biden kêu gọi hiện đại hóa hệ thống...
- Viettel khai trương nền tảng Hồ sơ sức khỏe...
- Các hãng di động nên ngừng cãi nhau về việc...
- Công nghệ AI của Alibaba và Tân Hoa Xã: Đối...
- Một năm đáng thất vọng của YouTube trên toàn...
- EVN lần đầu diễn tập an toàn thông tin mạng...
- Đây là chiếc iPhone được mua nhiều nhất...
- Bộ Tài chính ra quy chế mới về quản lý, sử...
- Cập nhật nhãn mới giúp người tiêu dùng...
- Kiếm tiền từ 5G: Thách thức lớn nhất của...
- "Hô biến" iPhone thành cục đá: Có thể bị...
- Phí trước bạ ô tô không gia hạn giảm, sẽ...
- Tại sao Apple chế tạo ô tô?
- Viettel cung cấp dịch vụ 5G tại thành phố...
- Đội KingTigerPrawn của Hàn Quốc giành giải...
- Thứ trưởng Phan Tâm: “Triển khai hạ tầng 5G...
- Nhiều mẫu iPhone chính hãng đang khan hàng tại...
- Mỹ quy định drone cần có ID, trang bị đèn ban...
- Trung Quốc điều tra Alibaba: Bài học cho Jack Ma...
- Chuyên gia dự báo 5 xu hướng tấn công mạng...
- Apple MagSafe vẫn còn rất nửa vời
- Các tỉnh cuối cùng đã ngừng phát sóng...
- 55/63 tỉnh thành sử dụng Zalo trong cải cách...
- Headline: CR7: “Mong muốn của tôi là luôn...
- Samsung dự kiến xuất xưởng dưới 300 triệu...
- Vì sao Trung Quốc ‘sờ gáy’ Alibaba?
- Những smartphone được người Việt mua nhiều...
- Vì sao mua hàng ở sàn TMĐT Mỹ không cần...
- Đằng sau bức ảnh động viên Đà Nẵng chiến...
- VNPT cung cấp MyTV Box 2020 - Tính năng nâng cấp...
- Clip hành động ghê tởm của shipper trước khi...
- Các đội thi chung kết WhiteHat Grand Prix 6 phát...